Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

DỠ CHÀ ĂN TẾT



              DỠ  CHÀ  ĂN  TẾT

   Mình dân miền trung về miền Tây,năm đầu tiên, những ngày gần Tết nghe các anh, chị đồng nghiệp ở địa phương hỏi nhau: năm nay ngày nào thầy dỡ chà; hồi nào bên cô tát mương; hồi nào bên thầy tát đìa…mình chẳng có khái niệm nào hết! Đến khi mục sở thị mới hiểu câu hỏi hôm nào, mới thấy  thiên nhiên miền Nam phong phú ưu đãi bà con mình ra sao.
   Chà (ở Huế gọi là chuôm) là một đống cành cây người ta cắm xuống sông để dụ cá, tôm vào ở. Vị trí chất chà rất quan trọng vì nếu chọn vị trí không thích hợp: nước cạn không sâu,không xoáy…sẽ không có hoặc có ít cá đến sinh sống. Đây là công việc của những “lão nông tri điền”. Chất chà xong người ta thả vào đấy một ít lục bình để tạo “bóng mát” làm chỗ tin cậy cho cá. Thỉnh thoảng người ta cũng vãi vào đống chà một ít cám rang dụ cá. Thường người ta chất chà khoảng 6,7 tháng trước Tết.
   5 hoặc 3 ngày trước Tết người ta bắt đầu dỡ chà. Đây như một ngày “hội vui” trong xóm. Từ sáng sớm các thanh niên bắt đầu dùng lưới vây kín xung quanh đống chà. Quan trọng nhất là lưới phải luôn luôn sát đáy sông để cá không sổng ra được, công việc nặng nhọc này được giao cho những thanh niên bơi lặn giỏi. Vì lúc này đã giáp Tết nên khí hậu miền Nam cũng se se lạnh, những người thợ lặn này chuyên lặn hụp lại càng lạnh hơn, vì thế lâu lâu họ phải lên bờ chiêu một ngụm rượu đế hay uống một ít nước mắm cho ấm người. Quây kín bãi chà xong người ta bắt đầu nhổ những cành cây đã cắm xuống làm chà và chuyển ra khỏi bãi . Đống chà do đó có diện tích càng lúc càng nhỏ và tay lưới vây quanh cũng theo đó thu hẹp dần chu vi. Khi bãi chà không còn cây chà nào, mất chỗ sinh sống và cư trú quen thuộc cá bắt đầu tìm đường tẩu thoát bằng cách nhảy ra khỏi lưới. Nhưng khó thoát vì con cá nào nhảy qua được lưới thì cũng lọt vào một trong những chiếc xuồng của bà con trong xóm đã chờ sẵn bên ngoài. Theo qui ước, cá nhảy vào xuồng ai là của người đó vì con cá đã không thuộc chủ đống chà. Khi mà trong lưới đụng đâu cũng có cá, người ta bắt đầu dùng vợt hay rỗ thưa xúc cá đổ vào thùng, vào khạp đưa lên bờ. Ở đây, cá được phân loại. Cá trắng như mè dinh(vinh?),thác lác và tôm càng xanh là những loài dễ chết được để riêng ăn trước hoặc cho, biếu. Cá đen là những loài cá mạnh như lóc,trê. rô dễ nuôi, khó chết sẽ được chia cho anh em, bà con đến làm tiếp. Những con cá này sẽ được rộng(nuôi nhốt) trong lu, trong thùng và sẽ được dùng dần trong mấy ngày Tết. Mỗi lần dỡ chà ngày xưa có khi bắt được cả trăm ki lô cá hoặc hơn!
   Nói thì rất ngắn gọn nhưng dỡ đống chà xong cũng đã 4 hay 5 giờ chiều. Mồi đã có, mua về vài lít đế nữa là tới bến!
   Ở miệt vườn miền Nam,Tết vui hơn ở thành phố vì trái cây, mồi nhậu luôn có sẵn, không khí trong lành ,yên tỉnh ta đi nhà nào cũng có cá lóc rộng trong lu, trong khạp, muốn nhậu là có cấp kỳ: nướng trui cuốn bánh tráng thôi. Dễ ợt!!!


Nướng trui cá lóc

      Cá lóc nướng trui, bánh tráng, rau sống. Xin mời

  

35 nhận xét:

  1. Dân Huế mà viết về nếp sống Nam bộ quá tuyệt. Người Nam bộ hay nhậu có phải vì cần có chất cay làm cho ấm người khi họ phải lao động giữa sông nước thiên nhiên lạnh lẽo, lâu dần trở thành thói quen !! Giờ thì Nam Trung Bắc chi cũng nhậu cả, không còn "văn hóa nhậu" nữa, nguyên nhân ở đâu ??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn. Bạn có đến 2 cái địa chỉ email lận! Dùng cái nào?

      Xóa
    2. Cái địa chỉ yahoo bị sự cố nên bỏ luôn rồi, nay chỉ sử dụng gmail anh à!

      Xóa
    3. Biết rồi. Mấy hôm rày mình cứ gửi theo địa chỉ cũ!

      Xóa
  2. Thiên nhiên ưu đãi cho người miền Tây : lúa, cá, chim, trái cây...
    Cái gì cũng nhiều, nên hình như người nam bộ sống rất phóng khoáng ha anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày nay đất chật người đông nên dân miền Tây cũng phải ăn cá linh, cá chốt rồi!

      Xóa
  3. hic hic đọc bài này khiến SL nhớ hồi còn nhỏ sau nhà có tới 3 cái đìa cá đẻ và sinh sống không cần nuôi ngoài vu dở chà hồi đó nhà mình còn làm hầm lấy một cái khạp nhỏ đem chôn giựa hai bờ mương trên trét một lớp bùn trơn đêm đến cá lóc nhảy từ mương bên này qua bên kia gặp bùn trơn trườn tới lui và lot vô hầm sánh ra hôm nào cũng lươm được vài chú cá lóc nướng trui cuốn bánh tráng rau sống thì ngon hết sẩy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó cũng là một cách bắt cá đặc biệt của dân miền Tây "chính chủ".

      Xóa
  4. Ôi lâu quá mới đọc được một bài như thế này !
    LR thì không biết nhưng nhớ thuở xưa Cậu của LR ở quê cũng đi vở chà mang cá về Ngoại LR lựa cá ngon nướng trui với rơm rất thơm ngon, giờ nhìn hình ảnh này làm nhớ ơi là nhớ.....Làm sao có được ngày xưa tuy là mộc mạc nhưng ngon đậm đà !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái gì của "hồi xưa" cũng tuyệt bạn nhỉ?

      Xóa
  5. Cảm ơn anh - MN đọc bài mới hiểu rõ về " dở chà "...Món cá lóc nướng ngon tuyệt ăn với nước mấm me anh nhỉ...Eo ui nghe đói bụng nè....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tội nghiệp không? Bạn là dân miền Tây chính hiệu mà?

      Xóa
    2. Nhưng dân miền Tây này không biết anh ah , cũng không biết bơi...và không biết nhìu thứ ...Nhưng lại rành về SG ...thế mới hay ...hihi...

      Xóa
  6. Trả lời
    1. Nhìn những đóa hoa trong avatar mới nhớ được bạn. Có nhiều bạn qua đây cũng thay tên đổi họ và thậm chí thay cả avatar làm mình chẳng biết ai với ai!

      Xóa
  7. Anh NH ơi! Khi gặp bài chữ nhỏ, để con trỏ vào giữa bài, bấm Control, dánh (+) vài lần chữ sẽ lớn lên gấp 2, gấp 3.

    Trả lờiXóa
  8. Bây giờ cá lóc nướng trui ,từ dân dã thành đặc sản rồi .........Và dể gì mà ăn được một con cá lóc đồng phải không bạn ?
    Cá lóc nướng trui ,quấn bánh tráng chấm mắm me ,hay chấm mắm nêm thơm ,cá lóc nấu cháo rau đắng ,cá lóc nấu canh chua .....Món nào từ cá lóc cũng ngon ....! Thèm hè !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cá lóc bây giờ nuôi không hà. To, mập nhưng ăn dỡ ẹt!

      Xóa
  9. Dân Huế răng mà viết về nếp sống Nam bộ hay rứa hè...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi...Tui đã sống ở đó thời gian dài gần gấp 2 lần thời gian tui sống và lớn lên ở Huế. Cám ơn, không hay gì nhưng đọc tạm cho vui.

      Xóa
  10. Đọc xong bài viết của anh muốn chuyển hộ khẩu quá à. Sài Gòn phố hội thật vui nhưng mà để có những thứ này thì thua anh há

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thua là cái chắc! SG mình chỉ có nhiều khói xe thôi!

      Xóa
  11. Bài anh viết thật chị tiết nhờ đọc em mới hiểu được một số từ mà bấy lâu đã nghe, thiên nhiên ưu đãi cho người miền tây nhiều thứ nên cách sồng của họ cũng rộng rãi và ít lo xa hơn miền trung mình phải không anh nguho.Hồi xưa em cũng hay công tác xuống đó họ còn đãi cho cả món chuột, rắn....eo ơi nhìn thấy sợ rồi em không dám ăn mô.
    Cuối năm rồi chúc anh khỏe để chuẩn bị đón năm mới thật vui và hoành tráng nha!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình mấy chục năm ở miền Tây mà cũng không xực được rắn, chuộc và rùa! Chúc năm mới mạnh khỏe, may mắn.

      Xóa
  12. cs thấy hoài mờ chừ mới biết tên goại là "dỡ chuôm" ở Huế, "dỡ chà" ở miền Tây, lâu ni cứ tưởng "dỡ lưới", tiếng Việt phong phú thiệt. Cám ơn chủ nhà đã cho đọc 1 bài hay.

    Trả lờiXóa
  13. Sao lại dỡ nhà ăn tết hở anh ? Ra Quảng Trọi em tặng cho anh mấy lạng tiêu ăn tết cho đậm đà tình cổm nha ! Chúc anh đón tết thật vui vẻ ấm áp cùng gia đình nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  14. Mừng năm mới ,mừng đời thêm phơi phới

    Trả lờiXóa
  15. CHÚC MỪNG NĂM MỚI. CHÚC ANH CÙNG GIA ĐÌNH VẠN SWJ CÁT TƯỜNG!

    Trả lờiXóa
  16. TẾT CÓ CÁ LÓC NƯỚNG TRUI THẬT HẤP DẪN.
    CHÚC ANH CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN AN LÀNH, HẠNH PHÚC!

    Trả lờiXóa
  17. Bắt được anh rồi đó nghe,sang đây loạn xạ mình mới nên không biết mô mà lần,muốn mời caffe cũng thật khó,tào lao mà chưa chúc anh
    Năm mới chúc anh sức khỏe hạnh phúc,cố gắng ra Huế anh nhé

    Trả lờiXóa
  18. Chưa hết mùng mà anh ? Hi hi
    Chúc anh ngu ho buổi tối an lành,ấm áp và ngủ ngon giấc nhé !

    Trả lờiXóa