Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

TÔI ĐI HỌC (tt-4)



      TÔI  ĐI  HỌC    (tt-4)


Con đường làng, ngang chừng 4m, hai bên lẫn cỏ mọc với phân trâu, chạy về phía Nam chừng 300m thì gặp con đường cái quan trải lổn nhổn đá đỏ. Rẽ tay phải, về hướng Đông, là con đường tôi đi học hằng ngày hai năm lớp Nhì và lớp Nhất; rẽ tay phải, về hướng Tây là con đường lên thành phố Huế, sau này tôi sẽ lên về hằng ngày, hay hằng tuần để đi học Trung học.
   Những ngày tháng mùa thu mát mẻ, đẹp trời sau ngày tựu trường qua nhanh. Mùa đông xứ Huế lạnh lẽo với con đường trải đá đỏ, ngày hai buổi đi học, nghĩa là bốn bận đi về, thực sự là một thách thức đối với một thằng bé còn nhiều chất phố thị, chưa quen với những gian khổ, thiếu thốn của cuộc sống ở làng quê như tôi. Con đường chạy giữa đồng không mông quạnh, một bên là những thửa ruộng xâm xấp nước, một bên là đầm nước và bên kia đầm cũng lại là những cánh đồng buồn thiu chỉ còn sót lại vài gốc rạ. Trên con đường đá đỏ, trong mưa gió khủng khiếp giữa cánh đồng mình không thể đi dép cho đỡ đau chân vì chân ướt nước nên dép cứ vuột ra mãi, mà hồi đó đâu có dép da, giày vải như bây giờ? Chỉ có dép lốp mới chịu được thôi, mà cũng ít người dùng. Nước mưa với gió cũng dán áo mưa vào hai bắp chân làm mình không thể đi nhanh và cũng chỉ một hai hôm là chiếc áo mưa bị xé rách toạt theo cùng bước chân. Thế mới thấy cái tiện dụng của cái áo tơi lá và chiếc nón lá nhà quê! Gió chiều nào thì xoay áo tơi về phía ấy và ấm ơi là ấm! Một tháng sau, Bà Nội tôi cũng đặt hàng để người ta chầm (kết lá bằng chỉ hay dây mây – chầm nón) cho tôi một cái tơi lá, thế nhưng hai bàn chân thì tôi cũng phải đi chân đất như các bạn khác.
   Để đỡ vất vả cho tôi, những ngày mưa lớn, lạnh nhiều, buổi sáng Mợ (Mẹ) tôi nấu thêm cơm bới vào cái cà mèn (gà mên) của lính với ít cá kho tiêu cho tôi xách theo ăn bữa trưa. Nhiều bạn khác cũng xách cơm theo ăn như tôi, nhưng họ mang theo cơm vắt trong mo cau cùng với ít muối mè hay muối đậu phụng.

. Buổi trưa ăn xong là khoảng thời gian rảnh rỗi rất vui, nhất là những khi không mưa hay tạnh mưa!
   Tuy vậy, trong cái lạnh lẽo của mùa đông xứ Huế, bữa cơm trưa mang theo không phải là dễ nuốt! Nhiều khi nuốt cục cơm mà có cảm tưởng như là nuốt phải một cục nước đá! Nó trôi đến đâu là biết đến đấy! Bà Nội tôi lại liên hệ với Mụ (Bà) Đinh, em chú bác ruột với Ông Nội tôi, lấy chồng có nhà gần trường cho tôi được ăn bữa cơm trưa nóng sốt những hôm tôi phải ở lại trường chờ học buổi chiều. Tuy nhiên, chỉ sau bữa cơm trưa đầu tiên, tối đó tôi xin với Bà tôi cho tôi không ăn cơm ở nhà Mụ Đinh nữa. Cả nhà hỏi mãi tôi mới thuật lại: ở nhà Mụ Đinh, người ta ăn canh không như nhà mình. Nhà mình muốn ăn canh phải chan (múc) canh vào chén mới ăn; ở nhà Mụ Đinh, ai muốn ăn canh thì bưng tô canh lên húp một cái “rột” xong để xuống cho người khác húp! Tôi không ăn được như vậy! Ba ngày sau chắc tới tai nhà Mụ Đinh, Mụ cho người nhà  buổi trưa ra trường dẫn tôi về nhà ăn cơm với món canh có muỗng, có vá múc canh đàng hoàng! Tuy vậy, tôi cũng chỉ ăn cơm ở nhà Mụ được vài ngày thì tôi dứt khoát không ăn nữa dù sau đó trời mưa lạnh cách mấy, dù cả nhà hỏi han, động viên này kia…tôi cũng nhất quyết không. Lý do: một buổi trưa đi học về sớm hơn thường lệ, tôi ghé nhà Mụ ăn và nghỉ trưa. Còn sớm nên mụ nhờ tôi lau giùm ít chén,bát để ăn cơm. Chỗ để chén, bát cách bếp nấu ăn của Mụ chưa đến hai bước chân. Trong khi tôi đang lau chén thì Mụ đang loay hoay với nồi canh. Không biết Mụ nêm nếm thế nào mà tôi nhìn thấy Mụ bốc mấy củ nén (một loại gia vị - có nơi gọi là hành tăm) cho vào miệng nhai nhai rồi “phù” một cái, Mụ nhổ cả búng hành tăm trong miệng vào nồi canh đang sôi trên bếp! Dĩ nhiên là bữa trưa hôm đó tôi không dám đụng đến món canh hấp dẫn của Mụ Đinh!

63 nhận xét:

  1. Mang tem vàng về nhà cất...Bình sau...

    Trả lờiXóa
  2. Hihi, đoạn cuối nghe... gớm quá chừng! Nhất quyết không ăn là đúng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ nhớ lại thấy vui! Sau hôm đó cứ tự hỏi những ngày mình đã ăn có bị như vậy ko?

      Xóa
    2. Không biết bây giờ anh còn ở Huế không?
      Em có nhiều bạn bè ở Huế. Có mấy tháng ở xứ Huế dầm mưa.

      Xóa
  3. Cảnh ở trọ nhờ nhiều khi phải chấp nhận những thực tế phũ phàng, mình chưa phải qua cảnh ấy,cho mình chia sẻ nhé, chúc buổi tối an vui.

    Trả lờiXóa
  4. "Mụ nhổ cả búng hành tăm trong miệng vào nồi canh đang sôi trên bếp! Dĩ nhiên là bữa trưa hôm đó tôi không dám đụng đến món canh hấp dẫn của Mụ Đinh!"
    Kinh quá! R cũng đã bỏ món mì Quảng chỉ vì thấy ông chồng (phụ bán) dùng tay rần tước những sợi mì. Riết rồi không dám ăn hàng gì hết. Hồi ức đi học mà ấn tượng về chuyện ăn uống quá, quả là có tâm hồn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xé mì bằng tay trần mà nhằm nhò gì! Người ta còn xe cọng bánh canh bằng bắp vế đàn bà nữa kìa! Thật 100%! Bánh canh đó ăn vào chắc bổ và khỏe. Đàn bà con gái ăn khỏi vào thẫm mỹ viện!

      Xóa
    2. "xe cọng bánh canh bằng bắp vế đàn bà nữa kìa!"
      Cái ni thì tuyệt! (tuyệt không dám ăn, chỉ nhìn thôi, nếu là đàn bà chân dài! he he)

      Xóa
  5. Nhà mình muốn ăn canh phải chan (múc) canh vào chén mới ăn; ở nhà Mụ Đinh, ai muốn ăn canh thì bưng tô canh lên húp một cái “rột” xong để xuống cho người khác húp! Tôi không ăn được như vậy! Ba ngày sau chắc tới tai nhà Mụ Đinh, Mụ cho người nhà buổi trưa ra trường dẫn tôi về nhà ăn cơm với món canh có muỗng, có vá múc canh đàng hoàng! Tuy vậy, tôi cũng chỉ ăn cơm ở nhà Mụ được vài ngày thì tôi dứt khoát không ăn nữa dù sau đó trời mưa lạnh cách mấy, dù cả nhà hỏi han, động viên này kia…tôi cũng nhất quyết không. Lý do: một buổi trưa đi học về sớm hơn thường lệ, tôi ghé nhà Mụ ăn và nghỉ trưa. Còn sớm nên mụ nhờ tôi lau giùm ít chén,bát để ăn cơm. Chỗ để chén, bát cách bếp nấu ăn của Mụ chưa đến hai bước chân. Trong khi tôi đang lau chén thì Mụ đang loay hoay với nồi canh. Không biết Mụ nêm nếm thế nào mà tôi nhìn thấy Mụ bốc mấy củ nén (một loại gia vị - có nơi gọi là hành tăm) cho vào miệng nhai nhai rồi “phù” một cái, Mụ nhổ cả búng hành tăm trong miệng vào nồi canh đang sôi trên bếp! Dĩ nhiên là bữa trưa hôm đó tôi không dám đụng đến món canh hấp dẫn của Mụ Đinh!
    ------------------------------------------
    Em ấn tượng với đoạn này quá anh ạ! Thế thì làm sao mà ăn được. Dân Tây người ta ăn tất cả mọi thứ đều riêng. Dân mình cùng lắm chung một tô canh nhưng phải có vá chan múc đàng hoàng. Ăn như thế thì khiếp quá. Chuyện kể của anh rất vui ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi có cơ hội sẽ kể muội nghe một chuyện khác hấp dẫn ko kém. Xem phần trả lời cho Rum sẽ rõ hơn.

      Xóa
  6. MT sang thăm anh NH , ngày mới vui vẻ , may mắn..anh NH nhé!

    Trả lờiXóa
  7. NGŨ HUYNH VIẾT HỒI KÝ HAY LẮM

    Trả lờiXóa
  8. HIHI... CÒN MỌI HÔM " TÔI VẪN HÚP CANH NGON LÀNH , NẾU NHƯ ĐƯỢC MỘT BÁT RIÊNG"
    NHƯNG CÁI BÀ ẤY CŨNG GIỎI CHỨ, ĂN THẾ MÀ KHÔNG HĂNG À...
    TRONG ẤY CŨNG GỌI MẸ = MỢ À. NGÀY XƯA BON MÌNH CŨNG GỌI MẸ BẰN MỢ...
    RỒI BỊ CHO LÀ ... ĐẢNH SỬA LÀ MẸ, RỒI BÂY GIỜ CŨNG QUEN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau ngày hôm đó, tôi cũng tự hỏi không biết mình đã lỡ ăn bát canh nào chưa?
      Gọi bằng Mợ bị cho là Tư sản, Tiểu tư sản? Chán!

      Xóa
  9. Cách nấu ăn của mụ "Đinh" một phong cách rất riêng. có thể nói là có một mà thôi.
    tím qua thăm NH nè! Ngày mới an vui với mớ hồi ký đáng yêu nha!

    Trả lờiXóa
  10. Em sang thăm và đọc hồi ký của anh.Ngày xưa đi học gian nan thật anh hỉ ? Chúc anh ngày mới vui khỏe !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày xưa:" Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy", muốn học thì phải chấp nhận khó khăn, gian khổ thôi!

      Xóa
  11. Ở quê ngày trước người ta hay dùng cách này không anh, cũng may là anh phát hiện được.
    Hồi ký rất hay
    Chúc anh ngày mới an vui nhé !

    Trả lờiXóa
  12. thăm anh, không hiểu sao bên nhà em những comment của anh có trong blogger đủ hết và em đã đọc mà nó lại không hiện lên vậy, vâng vì đứa con gái học bây giờ với cái cặp đi học lớn hơn người mà ta thường thấy nên cái tâm không có, thiếu cái "lể" nên nghĩ việc cha mẹ lo cho con là bổn phận mà không có tâm tình biết ơn. cám ơn anh đã chia sẻ với bài "viết cho ngày 01/10. Chúc anh an vui ấm áp nhé.

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  14. thăm anh trời vẫn còn mưa
    đọc bài lại nhớ ngày xưa vuông tròn ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vuông tròn thì cũng xưa rồi
      Chỉ tôi ngồi nhớ sớm trưa đỡ buồn!

      Xóa
  15. Hồi ký về thuở còn cắp sách
    ..."Mụ bốc mấy củ nén (một loại gia vị - có nơi gọi là hành tăm) cho vào miệng nhai nhai rồi “phù” một cái, Mụ nhổ cả búng hành tăm trong miệng vào nồi canh đang sôi trên bếp! "...
    _"phù" vào nồi canh đang sôi mà anh NH đã sợ rồi ; đúng là mất vệ sinh thật nhưng để EMT kể cho anh nghe 1 chuyện như sau :
    Cách nay khoảng 10 năm ,bên kia đường nơi cư ngụ của EMT là lò bánh mì ; sáng sớm ( tầm 5g- 6g) các nhân công nam lấy từng khay bánh đã chín trong lò xếp vào sọt hoặc bán cho khách ( họ dùng tay trực tiếp) .Nhiều lần không riêng EMT mà những người khác cũng thấy khi họ đi vệ sinh, mặt úp vào bức tường rào nhà kế bên và xả ; sau đó họ vô cầm những ổ bánh mì .Từ đó EMT hết dám mua bánh mì ở lò đó, hihi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dùng tay trần cầm bánh mì chưa ghê lắm, vì bánh mì ổ thì khô, nhưng dùng tay trần (thỉnh thoảng quẹt tay vào quần, cầm giẻ lau bàn ăn) mà tước sợi mì, mà sợi mì quảng thì ướt, rồi bốc bỏ vào tô cho nước dùng lên , khách xì xụp lùa mì vào miệng. Ui ghê quá ghê. Đó là cảnh mà R chứng kiến ở quán mì Quảng ở Xuân An, Đà lat. Từ đó phải bỏ luôn quán mì Quảng đó dù đó là quán mì ngon. Tức thiệt. Mà chán một nỗi là cái ông đứng tước sợi bánh ấy lại ăn mặc lịch sự (áo bỏ vào quần, tỏ ra có học, có ý thức) chứ!

      Xóa
    2. Bạn Rhum ơi ! họ dùng tay vừa đi vệ sinh xả bậy xong rồi vô cầm bánh mì , như vậy bẩn hơn nhiều so với tay cầm giẻ lau bàn ăn đó .

      Xóa
  16. Nếu anh không thấy " cho vào miệng nhai nhai rồi “phù” một cái, chắc cũng ăn tỉnh bơ, còn khen ngon nữa hè !!

    Trả lờiXóa
  17. Like cho câu này của huynh Bông sen Vàng ... hehe ...

    Trả lờiXóa
  18. hehe... tưởng anh sợ món canh có một ko hai đó rùi... nghỉ học luôn chớ!

    Trả lờiXóa
  19. "Mụ nhổ cả búng hành tăm trong miệng vào nồi canh đang sôi trên bếp"
    Dễ sợ! huynh nhớ có trúng không đó? tại người Huế xưa họ nấu ăn kỹ lưỡng lắm, nhà có đàn ông thì ăn uống lại càng cầu kỳ. Ui trời đọc không đã thấy khiếp huống chi chộ. Tối vui vui huynh hỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nấu ăn mất vệ sinh như rứa thì cuoc song mất vui!

      Xóa
  20. Răng ko trúng! Nhớ là tui là gốc hai lúa mà!

    Trả lờiXóa
  21. Văn phong bài viết rất thu hút người đọc . Hay lắm :) Chúc anh NguHo cuối tuần thật vui hí .

    Trả lờiXóa
  22. " Mụ nhổ cả búng hành tăm trong miệng vào nồi canh đang sôi trên bếp!" Nghe mừ ghê chết đi được. kakaka
    Chúc anh ngu ho cuối tuần an lành,khỏe mạnh, thư thái, hạnh phúc, đêm về có giấc ngủ thật nồng say !

    Trả lờiXóa
  23. Anh Hai Lúa ngu ho kể chuyện ngày xưa ấn tượng thế nhỉ ? PM sang được nhà anh đây này ? Cũng có mấy bạn Blog cũng không vào nhà PM được. Không biết ra răng nữa...hu...hu

    Trả lờiXóa
  24. Kakaka...bi giờ nằm vắt tay lên trán hoài niệm ghê nhỉ ....Mà nghe Mụ Dinh thổi cái phù ...cũng khiếp thật đó -
    Bình an nhé chủ nhà ơi -

    Trả lờiXóa
  25. Chắc còn tiếp nữa hả anh? Bái phục, chuyện đã bao nhiêu năm rồi mà anh kể lại nghe nóng hổi như mới vừa hôm qua! Mụ Đinh có lẽ là một đầu bếp kinh khủng nhất anh à, sợ thật!

    Trả lờiXóa
  26. Qua thăm anh Ngu ho. Chúc anh luôn khỏe và bình an!

    Trả lờiXóa
  27. Bậ bịu quá! Hôm nay mới qua thăm anh và đọc những kỷ niệm rất dễ thương. Chừ ông bà lo đón cháu tíu tít nên tụi nhỏ sẽ có it kỷ niệm như tụi mình.

    Trả lờiXóa
  28. Xem ra cái vụ ĐI HỌC của anh Ngũ Hồ nhà miềng dài và gian khổ hơn siêu bão Hai Yan hè ? Vui vậy chớ nghĩ lại đó là thời kỳ gian khó nhưng mãi ko quên phải ko anh ?

    Chúc anh tuần mới an lành nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  29. Em đang chờ để đọc tiếp bài viết thú vị của anh nè. Ngày ngày em qua ngóng đó!

    Trả lờiXóa
  30. Sang thăm anh để đọc cho hết mà vẩn chưa hết được, chúc anh chiều vui vẻ nhé.

    Trả lờiXóa
  31. Đến thăm anh, chúc anh những ngày nghỉ cuối tuần thật vui và an lành

    Trả lờiXóa
  32. Anh vẩn vắng nhà, xin gửi lại lời chúc bình an anh hé.

    Trả lờiXóa
  33. Cốc cốc cốc... Huynh NH ui...ra đón khách qua chúc thầy cô nì, hì hì...Sáng sớm mần rộn nhà a chắc a khôn trách mô, vì ngày ni là ngày vui mờ.
    Chúc a 20.11 vui thiệt nhiều nghe.

    Trả lờiXóa
  34. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, MC xin gửi đến các Thầy, Cô giáo lời tri ân sâu sắc và Chúc Thầy, Cô luôn vui khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người.

    Trả lờiXóa
  35. Thân mẫu anh Vĩnh Ba đã qua đời ngày 24/11/2013, anh ngu ho đã biết chưa ạ?

    Trả lờiXóa
  36. Em chờ anh viết tiếp, sao lâu thế!

    Trả lờiXóa
  37. Thương nhau quá nên... chia nhau tí tình !
    Lâu rồi mới sang thăm bạn, đọc đoạn hồi ức lạnh lưng.

    Trả lờiXóa
  38. Sang thăm anh, chúc anh đêm bình an anh nhé.

    Trả lờiXóa